Việc cần làm trước khi khởi công xây dựng là điều vô cùng quan trọng. Thay vì bạn đang lo lắng, để tâm cho việc chuẩn bị lễ cúng kính cáo tổ thần, vong linh, cho mỗi các đơn vị, để nhận được sự phù trợ trong công việc xây dựng, thì bạn nên chuẩn bị trước 9 việc cần làm trước khi khởi công xây dựng nhé.
Trước hết là bạn cần chủ đầu tư. Chủ đầu tư là người quản lý nguồn vốn, và cũng là người được quyền chọn lựa đơn vị thầu mà họ thấy thích hợp nhất. Họ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khía cạnh như: chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của các dự án mà họ đầu tư vốn.
Điện và nước
Điện và nước là điều quan trọng đầu tiên khi khởi công xây dựng
Đây là điều quan trọng đầu tiên, luôn nhớ rằng có ngôi nhà mà không có điện và nước, thì chẳng khác gì như một ngôi nhà tối cổ. Nếu không để tâm tới điện và nước, trong lúc xây dựng họ sẽ tháo dỡ ngay, vì nghĩ đó chỉ là nguồn điện cung cấp cũ.
Để giải quyết được điều này thì chủ đầu tư, nên liên hệ các nhà điện lực sở tại để tháo dỡ, di dời đồng hồ điện đã niêm chì, cung cấp đầy đủ điện, nước phục vụ thi công và chi phí điện nước (với hợp đồng hoàn thiện tùy trường hợp nhà thầu xây dựng hỗ trợ chi phí trên).
Nơi tập kết vật liệu khi khởi công xây dựng
Bạn có thể thấy rằng những ngôi nhà đang xây, chiếm lòng lề đường rất nhiều do đất cát, gạch, xà beng,… gây nên kẹt xe, cũng khiến bạn cảm thấy phiền phức cùng những người đi xung quanh. Bây giờ tới lượt ngôi nhà bạn đang xây, nếu không có chỗ để các nguyên vật liệu thì bạn sẽ để ở đâu, dù bất cứ đâu bạn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Điều quan trọng hơn nữa, bạn sẽ bị kiện vì lý do đổ trái phép.
Cần chú ý nơi tập kết vật liệu
Để giải quyết được chủ đầu tư của bạn, nên liên hệ với Uỷ Ban Nhân Dân Quận nơi có công trình để thuê, mướn lòng lề đường, vỉa hè (nếu có) nhằm phục vụ công tác tổ chức thi công và tập kết vật liệu xây dựng. Nếu không liên hệ trước, bạn sẽ bị phạt tiền nếu bị kiện.
Thủ tục pháp lý cần để khởi công xây dựng
Tiếp theo là bạn cần giấy phép xây dựng để xác nhận việc cần làm trước khi khởi công xây dựng, vì nếu không làm giấy phép thì việc xây nhà của bạn sẽ không hoàn tất, kể cả bị xử phạt nếu bạn làm lén một cách trái phép. Cho nên bạn nên xin hồ sơ cấp giấy phép xây dựng, hoặc tìm hiểu thông tin bên ngoài để nắm rõ hơn.
Khi bạn có giấy phép rồi, trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, chủ đầu tư nên liên hệ với Ủy Ban Nhân Dân Phường, nộp các giấy tờ pháp lý cần thiết như: báo ngày khởi công xây dựng, bản vẽ xin phép photo, giấy phép photo,… để theo yêu cầu của Phường và photo giấy phép xây dựng cung cấp cho đơn vị thi công. Tùy trường hợp, nhà thầu xây dựng sẽ hỗ trợ chủ đầu tư nộp các giấy tờ trên để thuận lợi việc triển khai thi công kịp thời.
Cần giấy phép xây dựng để xác nhận việc cần làm trước khi xây nhà
Cung cấp hồ sơ thiết kế
Việc cần làm trước khi khởi công xây dựng thì bạn cần hồ sơ thiết kế. Tài liệu thiết kế là một tập hợp các tài liệu và tài nguyên, bao gồm tất cả các khía cạnh của thiết kế khởi công xây dựng của bạn. Tài liệu gồm thông tin về người dùng, tính năng nguyên liệu và thời hạn của dự án; tất cả các chi tiết thực hiện thiết yếu; và thiết kế các quyết định mà nhóm của bạn và các bên liên quan đã đồng ý.
Tài liệu thiết kế là một tập hợp các tài liệu và tài nguyên
Hồ sơ thiết kế sẽ truyền tải, làm rõ mong muốn nhu cầu của bạn, hồ sơ là nguồn trung thực duy nhất, cho tất cả các bên tham gia vào quá trình phát triển. Cũng như tạo động lực cho các công nhân” Tại sao tôi muốn xây cái này?”
Chủ đầu tư cung cấp cho đơn vị thi công một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đầy đủ đã được ký tên xác nhận của chủ đầu tư và đóng dấu của đơn vị thiết kế (Khổ A3) nhằm làm cơ sở cho sự xác nhận của ban đầu về sự chấp nhận của chủ đầu tư đối với hồ sơ thiết kế.
Hiện trạng công trình lân cận
Bạn nên kiểm tra các tình hình giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng trước khi khởi công xây dựng. Trong quá trình xây dựng sẽ có thể xây ra xung đột giữa hai bên như: lún, nứt công trình nhà dân lân cận. Điều này dẫn đến chậm tiến độ khi các sự cố bị hư hỏng, và phải khắc phục vấn đề đó.
Cho nên việc khảo sát là điều cần thiết để đảm bảo tiến trình công việc bị gián đoạn. Chủ đầu tư liên hệ, tạo điều kiện cho nhà thầu xây dựng chụp hình hiện trạng các công trình cạnh bên làm cơ sở xác minh nguyên nhân trong trường hợp nhà kế bên bị ảnh hưởng do thi công.
Nên kiểm tra các tình hình giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng
Công việc này cần thực hiện trước khi khởi công xây dựng, kèm theo bảng cam kết chịu trách nhiệm trong suốt quá trình thi công (không bao gồm quá trình tháo dỡ nhà cũ, khoan ép cọc). Trong quá trình thi công, mọi trách nhiệm liên quan đến vấn đề trên (các lỗi do thi công gây ra), nhà thầu chịu trách nhiệm giải quyết, trong một số trường hợp khó khăn, sẽ cần sự hỗ trợ của chủ đầu tư.
Xác định mốc xây dựng
Đây cũng là điều quan trọng về việc cần làm trước khi khởi công xây dựng, bạn phải xác định rõ mốc khu đất của ngôi nhà bạn. Nếu không xác định kỹ, bạn có thể gây chiếm đi khu đất hoặc đang xây sẽ lấn sang qua tường của nhà kế bên. Dẫn đến sự mâu thuẫn giữa bạn và người hàng xóm thân quen. Mặt khác, các công nhân xây dựng đo định vị sai, có thể dẫn đến đất xéo, nên khi xây lên sẽ khiến ngôi nhà bạn sẽ xéo, không thẩm mỹ và đẹp mắt.
Cần xác định mốc xây dựng khi khởi công xây dựng
Đối với các công trình nằm giữa khu đất trống hoặc không xác định rõ ranh lộ giới thì chủ đầu tư phải nhờ cơ quan chức năng nhà nước hoặc chủ đầu tư dự án xác định và bàn giao mốc xây dựng.
Đối với một số trường hợp, chủ đầu tư phải liên hệ với các cơ quan Trắc Đạc để bắn lấy mốc tọa độ của khu đất (có biên bản giao mốc tọa độ, đóng dấu và ký tên của cơ quan Trắc Đạc) và nộp cho Ủy Ban Nhân Dân Phường để xác nhận.
Thủ tục nhà dự án
Nếu bạn chỉ khởi công xây dựng cho gia đình bạn, thì bạn có thể bỏ qua điều này .Còn với việc bạn bán đất, thì bạn sẽ làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà. Thủ tục này rất phức tạp qua việc bạn phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ pháp lý liên quan. Bạn cần giấy tờ bán và mua, công chứng giấy tờ và đóng phí. Nên bạn cần một khoảng đóng phí và tìm hiểu thêm các thông tin bên ngoài.
Đối với các công trình thuộc dự án, chủ đầu tư liên hệ với ban quản lý dự án làm các thủ tục cần thiết để khởi công xây dựng. Các thủ tục thông thường: biên bản giao nền, hợp đồng 3 bên (giữa chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và ban quản lý dự án), các chi phí ký quỹ dự án (nếu có)…
Người đại diện hợp pháp
Chủ đầu tư sẽ là người đại diện hợp pháp
Trước khi khởi công xây dựng, hãy đảm bảo rằng chủ đầu tư nên cung cấp thông tin và số điện thoại của cá nhân hoặc tổ chức giám sát công trường do chủ đầu tư ủy nhiệm (giấy ủy nhiệm có chữ ký xác nhận) cho nhà thầu xây dựng làm cơ sở đại diện hợp pháp và thuận tiện liên hệ.
Bàn giao mặt bằng
Để hiểu rõ hơn về việc bàn giao mặt bằng công việc của chủ đầu tư, bạn có thể hiểu tóm lược như ở dưới về việc cần làm trước khi khởi công xây dựng.
Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng trống cho đơn vị thi công (đã hút hầm phân, phá bỏ cấu kiện ngầm cũ và chặt phá cây xanh). Lưu ý, nhà thầu xây dựng không làm công tác đổ cát san lấp mặt bằng, phá dỡ bê tông, cấu kiện ngầm cũ.
Tùy trường hợp, nhà thầu xây dựng có thể giới thiệu hoặc thu mua xác nhà cũ cho chủ đầu tư, hiện nay các đội tháo dỡ công trình cũ thường thiếu trách nhiệm trong các công tác ngầm, chủ đầu tư nên phối hợp với nhà thầu xây dựng trước khi tháo dỡ mặt bằng.
Kết
Đó là 9 việc cần làm trước khi khởi công xây dựng mà mọi thông tin, công việc chủ đầu tư mà KDHL chia sẻ cho bạn. Qua thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các quy trình, kiến thức về việc trước khi khởi công xây dựng, cũng như giúp nắm bắt được công việc hơn nếu bạn là chủ đầu tư. Liên hệ ngay hotline 028.3620.8000 hoặc đăng ký tại đây để được hỗ trợ nhanh nhất.
Ban biên tập KDHL