Bản hợp đồng xây dựng là gì? Có thể nói là một văn bản quy định thỏa thuận giữa nhà thầu thi công xây dựng và người nhận thầu ( cá nhân hoặc tổ chức). Nó là một văn bản pháp lý cần xác định thực hiện và các bên liên quan phải đồng ý. Bản hợp đồng xây dựng giúp bảo vệ cả hai bên trong việc thỏa thuận. Xác định các phạm vi công việc, vạch ra các điều khoản thanh toán, cung cấp và giải quyết tranh chấp. KDHL sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về 5 lưu ý đáng quan tâm qua bản hợp đồng xây dựng.
Về công trình xây dựng
Yêu cầu chất lượng
Đảm bảo mọi chất lượng hoàn thiện khi cam kết bản hợp đồng xây dựng. Kể cả các khía cạnh phức tạp, quá trình kiểm định và thu nhận, đều phải được kiểm soát bởi CĐT.
Tiến độ thi công
Hãy tính toán thời gian hợp lý để có được thời hạn hoàn thành và điều kiện gia hạn tiến độ. Giúp các bên có khoảng thời gian hoàn thành xây dựng.
Vật tư và hạng mục thi công
Bạn sẽ cần xi măng, gạch, sơn,…. để có thể xây nhà. Nhưng khi làm bản hợp đồng xây dựng, chú ý những hạng mục do nhà thầu thực hiện, hạng mục nào do CĐT bố trí thực hiện. Qua đó, xác định phạm vi nào không nằm trong hợp đồng.
Chi phí và điều lệ thanh toán
Hình thức thanh toán
Có nhiều cách thức thanh toán khác nhau: thanh toán tiền mặt; chuyển khoản; thủ tục xác nhận. Các hình thức này phải được kiểm định và xác nhận trước mỗi đợt thanh toán cho bản hợp đồng xây dựng.
Thời điểm thanh toán
Hãy biết cách gồng mình để có thể thanh toán hợp lý. Vừa bảo đảm hợp pháp về nghĩa vụ thanh toán, vừa bảo hành công trình. Các bảo hành này đều phải có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Thời điểm từng đợt thanh toán:
Ngay sau khi bạn ký kết hợp đồng ( tạm ứng không quá 15% giá trị hợp đồng).
Hoàn thành mỗi hạng mục công trình ( mỗi đợt dao động 10 -15% cho đợt sau).
Tới đợt bàn giao là lúc khi bạn hoàn thiện và thanh toán.
CĐT nên giữ lại từ 1% – 2% giá trị bản hợp đồng xây dựng cho đến hết thời gian bảo hành.
Tổng giá trị hợp đồng
Sau khi kiểm tra và hoàn thành các đợt thanh toán, kiểm tra lại bản hợp đồng xây dựng của bạn có thuế hay không. Bạn sẽ cần một chút phí để thanh toán các trường hợp đóng thuế và cũng như kiểm tra bên nào đóng thuế thi công.
Quyền lợi và nghĩa vụ
Quyền lợi của CĐT
Là người hỗ trợ gia chủ qua bản hợp đồng xây dựng, CĐT sẽ được quyền lợi sau khi ký kết hợp đồng. CĐT có các điều khoản bảo vệ lợi ích về việc đưa ra yêu cầu công trình. Vì thế Chủ Thầu không nên can thiệp vào các quyền này.
Để dễ hiểu hơn, trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, CĐT có quyền kiểm tra chất lượng công việc của Chủ Thầu qua công trình.
Nghĩa vụ của CĐT
Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, CĐT cần thực hiện và nắm rõ nghĩa vụ. Trách nhiệm của CĐT là phải hoàn thành, kiểm tra và giúp tiến độ trong việc thi công một cách suôn sẻ.
CĐT sẽ có quyền báo cáo về công việc thi công, nguồn nhân lực tham gia, quản lý, giám sát và thực hiện hợp đồng.
Nghĩa vụ của nhà thầu
Là người thực hiện các kiến trúc công trình theo thiết kế, Nhà Thầu có được quyền lợi trong bản hợp đồng xây dựng. Các điều khoản phải thực hiện trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. CĐT và Nhà Thầu cần theo dõi sát sao để tránh bỏ những thiếu sót nhỏ.
Nhà thầu có nghĩa vụ thực hiện đúng theo bản thiết kế, bản khai toán, bản vật tư đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Các chính sách bảo hành
Từ chối bảo hành
Nhà thầu sẽ không bảo hành nếu công trình bị vi phạm bởi CĐT. Cần phải nắm rõ và kiểm định trước khi thực hiện để tránh các tranh chấp về sau.
Công tác bảo hành
Từng hạng mục đều có cách thay thế và sửa chữa khác nhau. Các hạng mục này đều sẽ được liệt kê rõ, chi tiết hơn trong bản hợp đồng xây dựng hoặc phụ lục nếu cần thiết.
Thời gian bảo hành
Thời gian bảo hành là khác nhau, tùy theo các hạng mục thi công trong hợp đồng xây dựng. Đối với các kết cấu chính như: móng, cột, sàn,… có thời gian bảo hành là 5 năm. Còn các hạng mục khác như: tường, hệ thống điện và nước,… có thời gian bảo hành là một năm.
Kiểm tra lại từng hạng mục trước khi ký kết, đảm bảo thời gian bảo hành là hợp lý.
Hiệu lực hợp đồng
Các bộ luật áp dụng
Thống kê lại các bộ luật được áp dụng trong bản hợp đồng xây dựng. Kiểm tra một cách tỉ mỉ để có cái nhìn tổng quát hơn. Không nên bỏ qua cơ sở pháp lý và các tránh mâu thuẫn về sau mà hợp đồng dựa vào.
Thời gian hiệu lực
Kiểm tra lại khoảng thời gian hiệu lực và thời gian thi công. Không nên bỏ qua thời gian bắt đầu – kết thúc của hợp đồng để có sự điều chỉnh hợp lý và kịp thời.
Điều kiện hiệu lực
Các điều khoản của hai bên phải có hiệu lực sau khi ký kết bản hợp đồng xây dựng. Nếu vi phạm sẽ dẫn đến việc cắt đứt hợp đồng mà không hoàn trả các khoản đã chi.
Kết
Đó là những điều cần lưu ý mà chúng tôi đã chia sẻ. Qua các chi tiết trên sẽ giúp bạn nắm rõ các bước thỏa thuận, điều kiện của các bên liên quan trước khi bắt tay quá trình xây nhà. Chúc các bạn giữ gìn sức khỏe và thành công trong tương lai. Nếu có nhu cầu cần tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 028.3620.8000 hoặc đăng ký tại đây.
Ban biên tập KDHL