Giấy phép xây dựng và thủ tục giấy phép xây dựng có mục đích xác nhận cho việc cá nhân hay tổ chức được phép xây dựng nhà cửa, cải tạo, di dời công trình…. Là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị. Từ đó mà xác định đúng hay không đúng quy hoạch. Mỗi quốc gia đều có những loại giấy phép xây dựng khác nhau.
Vậy ở Việt Nam các trình tự, thủ tục và xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm các bước nào? Cùng KDHL tìm hiểu và nắm bắt rõ hơn khi có nhu cầu cấp giấy phép.
Mức phí thủ tục giấy phép xây dựng
Trước hết là khoảng thời gian bạn sẽ có được giấy phép là từ 30 – 45 ngày nếu hồ sơ hợp lệ. Mức phí để làm thủ tục giấy phép xây dựng trung bình từ 5.000.000 – 8.000.000 VNĐ cho tổng diện từ 100m2 – 400m2.
Các bước làm thủ tục giấy phép xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ của thủ tục giấy phép xây dựng sẽ có 2 bộ, mỗi bộ gồm: Chứng từ mặt bằng công trình và Bộ bản vẽ thiết kế công trình.
Chứng từ mặt bằng công trình:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng: Trường hợp làm tạm đơn xin có thời hạn trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo quy định pháp luật sử dụng đất đai (Sổ đỏ, sổ hồng,…); Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất.
- Bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề: Đảm bảo an toàn pháp lý khi thi công liền kệ, vệ sinh môi trường xung quanh và an toàn lao động.
Chuẩn bị chứng từ mặt bằng công trình để chuẩn bị hồ sơ
Bộ bản vẽ thiết kế công trình trong thủ tục giấy phép xây dựng: Thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính, mặt bằng móng của công trình, sơ đồ vị trí,… Đúng theo bản vẽ mà mục đích diện tích thi công.
Bộ bản vẽ thiết kế công trình thể hiện được vị trí mặt bằng
Bước 2: Nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan cấp GPXD
- Ủy Ban Nhân Dân Quận, Huyện
Sẽ cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đô thị, các trung tâm xã thuộc địa giới hành chính trong thủ tục giấy phép xây dựng. Trừ các nhà ở riêng lẻ của người dân, công trình quy mô lớn. Công trình có kiến trúc đặc thù và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.
- Ủy Ban Nhân Dân Xã:
Khi thực hiện thủ tục giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của những điểm khu đông dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, thì những điểm này phải có được từ thuộc địa giới hành chính.
Nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan cấp GPXD
Bước 3: Cơ quan cấp GPXD kiểm tra hồ sơ
- Hồ sơ hợp lệ
Trong thủ tục giấy phép xây dựng, cơ quan sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra loại căn cứ hồ sơ theo quy định. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày khảo sát thực địa.
- Hồ sơ không hợp lệ
Trong trường hợp này, cơ quan sẽ hướng dẫn, giúp đỡ người làm thủ tục thủ tục giấy phép xây dựng xin cấp giấy. Bổ sung hồ sơ và thực hiện lại bước 1.
Cơ quan cấp GPXD kiểm tra hồ sơ
Bước 4: Cơ quan cấp GPXD xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ:
Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận yêu cầu. Lấy ý kiến các cơ quan có liên quan khi cần làm rõ thông tin để phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ:
Cơ quan cấp giấy phép sẽ thông báo 1 lần bằng văn bản dành cho CĐT.
– Bổ sung hồ sơ lần 1: Trong thời hạn 5 ngày, cơ quan cấp giấy phép sẽ thông báo cho CĐT để bổ sung thông tin.
– Bổ sung hồ sơ lần 2: Trong thời hạn 3 ngày, cơ quan cấp giấy phép sẽ thông báo cho CĐT về lý do không cấp phép.
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ đối với nhà ở riêng lẻ. Không quá 20 ngày làm việc đối với giấy phép xây dựng còn lại.
Bước 5: Cơ quan đóng dấu và cấp GPXD
Sau thời hạn ghi trong giấy biên nhận, nếu cơ quan cấp phép không cấp phép hoặc không có văn bản trả lời thì CĐT được khởi công xây dựng theo hồ sơ thiết kế đã nộp cho cơ quan cấp phép.
Bước 6: Nhận GPXD và nộp lệ phí
Sau khi đã được đóng dấu. Bạn sẽ thu lệ phí cấp theo quy định.
Các quy định nhà nước phải thực hiện trong việc thực hiện thủ tục giấy phép xây dựng:
- Không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp.
- Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định trong quá trình thủ tục giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan.
- Kiểm tra việc thực hiện, đình chỉ , thu hồi khi chủ đầu tư vi phạm.
- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, các hoạt động kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác đối với những công trình xây dựng sai quy hoạch, không có hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng.
Bước 6: Nhận GPXD và nộp lệ phí
Kết
Thủ tục giấy phép xây dựng đã được KDHL chúng tôi chia sẻ các bước để giúp các bạn hiểu được các công đoạn chuẩn bị cho việc xây nhà. Hi vọng các bạn sẽ có được giấy phép một cách hợp pháp và sớm có được một ngôi nhà mà bạn muốn. Liên hệ hotline 028.3620.8000 hoặc đăng ký tại đây để được tư vấn nhanh nhất.
Ban biên tập KDHL